Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Đái tháo đường gồm: Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2, Đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v. [1]
Phân loại bệnh tiểu đường:
- Tiểu đường type 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Dạng này hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
- Tiểu đường type 2: những người bị tiểu đường type 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là type
- Tiểu đường thai kỳ: Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ.
Những kích thích này sẽ làm cho tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, tuy nhiên một số trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm, lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường:
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:
- Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
- Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
- Tăng huyết áp.
- Ít hoạt động thể lực
- Thừa cân, béo phì.
- Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
Triệu chứng bệnh tiểu đường đường
Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
- Đi tiểu thường xuyên
- Cảm thấy rất khát
- Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
- Mệt mỏi nhiều
- Nhìn mờ
- Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
- Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
- Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2) [1]
Xem thêm các phương pháp chữa tiểu đường khác:
>> 5 Bước Diện Chẩn Chữa Bệnh Đái Tháo Đường – Lương Y Hoàng Chu
>> Diện Chẩn Chữa Bệnh Tiểu Đường – Thầy Huỳnh Văn Phích
>> Diên Chẩn Bùi Quốc Châu CLB Thực hành: Khắc Phục Tiểu Đường
4 Bước Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu:
Bước 1: mỗi buổi sáng sau khi thức dậy thực hiện 12 động tác mát xa mặt dưỡng sinh Diện Chẩn.
Bước 2: gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết + thêm vùng môi trên ngày 2 lần
Bước 3: dùng cây Lăn Đồng Láng Diện Chẩn lăn kỹ vùng môi trên và vùng ấn đường ( vùng giữ 2 lông mày) hoặc phần lồi của thìa inox chà sát 2 vùng trên. Để tăng hiệu quả làm mát có thể nhúng dụng cụ lăn hoặc thìa inox vào cốc đá rồi chà lên vùng môi trên và ấn đường.
Bước 4: Bấm bộ huyệt Nộị Tiết Tố, Trị Tiểu Đường: 290, 235, 189, 113, 103, 63, 26, 20, 17, 8, 7 ngày 2 lần, nếu không bị dị ứng cao dán salonpas có thể cắt các miếng cao kích thước 4*4mm dán vào bộ huyệt và lưu cao ít nhất 2,3h ( có thể lưu cao qua đêm để đạt hiệu quả cao).
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Ngoài các bước trên thì người bệnh tiểu đường phải hết sức chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng.
- Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
- Nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
- Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
- Nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
- Cần tăng cường ăn trái cây tươi nguyên vị, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
- Nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên hàng ngày có thể kết hợp tập bài tập xoay cổ tay Diện Chẩn ngày 2 lần.
- Không nên tự ý bỏ thuốc ngay khi sử dụng Diện Chẩn hỗ trợ mà nên tham khảobys kiến của bác sĩ đểngiamr liều thuốc dần dần khi thấy phương pháp hỗ trợ có hiệu quả ổn định đường huyết.
Tham khảo: Trần Hương Diện Chẩn, hoiquandienchanbqc.com, vinmec.com
Tags: Triệu chứng đái tháo đường, Bệnh chuyển hóa, Tiền đái tháo đường, Tiểu đường thai kỳ, Biến chứng đái tháo đường, Tiểu đường, Tiểu đường type 1, Tầm soát đái tháo đường, Chữa tiểu đường bằng diện chẩn.
#benhtieuduong #chuatieuduong #dienchanchuatieuduong #tieuduongkhongdungthuoc #khongdungthuocdaithaoduong #tuchuatieuduong