Từ năm 1988 đến nay Điều Khiển Liệu Pháp là phương pháp trị bệnh không dùng kim châm mà chủ yếu các dụng cụ như que dò day ấn huyệt, con lăn, cây cào, búa gõ và nhiều hình thức khác để tác động vào các vùng phản chiếu trên toàn thân chứ không phải chỉ trên bộ mặt như trước năm 1986.
Điều Khiển Liệu Pháp trị bệnh thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.
Định Nghĩa Điều Khiển Liệu Pháp là gi?
Điều Khiển Liệu Pháp là phòng và trị bệnh bằng cách tác động với nhiều hình thức khác nhau như (châm, hơ nóng, chườm nóng – lạnh, xoa, day, bấm, ấn, vuốt, bôi dầu, dán cao, xung điện, ấn, day,…) vào những vùng và huyệt thuộc phạm vi bộ mặt.
Vì bộ mặt nằm trong phạm vi đầu não và vì những huyệt trên mặt có tính cách điều khiển các bộ phận trong cơ thể (giúp cơ thể điều chỉnh từ cơ quan đầu não) nên phương pháp này gọi là điều khiển liệu pháp. Nếu xét theo lý thuyết điều khiển và thông tin sinh vật học thì mỗi huyệt ở mặt là một trạm thu, phát thông tin của cơ thể đông thời cũng là nơi để tự điều chỉnh, xử lý thông tin. Có thể coi mỗi huyệt vừa là một bộ phận nhận – phát tin, vừa là một bộ phận điều chỉnh thông tin.
16 Thuyết Trong Điều Khiển Liệu Pháp (ĐKLP)
1/ Thuyết Phản chiếu
Thuyết phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể) Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân…) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương (gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con ngườ
Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau: Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.
2. Thuyết Biểu Hiện
Đối với Diện Chẩn, mọi hoạt động bên trong con người đều có sự biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức này hay hình thức khác. Các dấu hiệu bên dưới cũng hiện lên phía trên theo:
a/ Không gian: Những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, bên dưới sẽ hiện lên bên trên
b/ Thời gian:
Những gì sắp xảy ra được báo trước
Những gì đã xảy ra đều lưu lại dấu vết
Những gì đang xảy ra đều được biểu hiện.
c/ Tính chất: Những biểu hiện này (xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau) được thể hiện trên mặt một cách có hệ thống và có chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý. (Hay thông tin bệnh lý) Chúng có tính hai chiều thuận nghịch và đặc biệt nơi có biểu hiện bệnh lý cũng là nơi điều trị.
Ví dụ: Thống điểm (Điểm đụng vào sẽ đau) hoặc tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán đồng thời cũng là nơi để chữa bệnh. Ngoài ra, mỗi dạng biểu hiện bệnh lý đều cho mỗi ý nghĩa khác nhau.
3/ Thuyết Phản hiện
Theo luật Biểu hiện, dấu hiệu báo bệnh xuất hiện tỷ lệ thuận với bệnh trạng hay sự suy yếu sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi có sự đi ngược lại ở một số trường hợp: Có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bệnh so với bệnh trong cơ thể, hoặc có quá ít hay không có dấu báo bệnh so với bệnh tật đã hoặc đang xảy ra. Hiện tượng này được ví như mạng lưới thông tin từ cơ thể lên mặt bị rối loạn hay tắc nghẽn. Các trường hợp này thường ít có giá trị về mặt chẩn đoán hay trị liệu.
Ví dụ: Có người mang rất nhiều bệnh mà mặt không có biểu hiện bệnh lý nào đặc biệt. Những trường hợp này thường là các bệnh khó chẩn đoán và khó điều trị.
4/ Thuyết Cục bộ
Khi một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay đang thời kỳ diễn tiến thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng. Quy luật này chi pối trên than thể hơn là bộ mặt.Cần lưu ý là các đường kinh huyệt cũng chịu sự chi phối của luật này.
Ví dụ: Vùng Gan có tàn nhang, mụn ruồi (đen hay đỏ) hoặc có tia máu sẽ báo hiệu gan bị bệnh. Đối với bao tử cũng vậy.Ngoài ra nếu tàn nhang xuất hiện nơi kinh nào thì kinh đó bị bệnh, tại huyệt nào thì huyệt đó cũng bị bệnh (bị nghẽn hay bế tắc).
Trong phạm vi Diện Chẩn – ĐKLP thì thuyết này có ý nghĩa như sau:
Mỗi huyệt ngoài tác dụng ở xa còn có tác dụng tại chỗ (cục bộ) hay lân cận. Ví dụ: Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy hay hạ huyết áp, còn làm sáng mắt (vì ở gần mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau đầ vùng Thái dương (vì ở gần vùng này) Huyệt 91 ngoài tác dụng chống co thắt dạ dày còn làm thông mũi (vì ở đầu trên của viền mũi)
5/ Thuyết Đồng bộ
Có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ, hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các loại dấu hiệu báo bệnh trên mặt và bên dưới cơ thể. Tuy nhiên đôi khi cũng có ngoại lệ: Các dấu hiệu báo bệnh chỉ xuất hiện một trong hai nơi (Hoặc trên mặt hoặc bên dưới cơ thể) hoặc xuất hiện không đồng thời với nhau và có khi không cùng lúc với bệnh, thậm chí xuất hiện rất xa thời kỳ bệnh xảy ra.
6/ Thuyết Biến dạng
Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là những dấu hiệu bất biến, mà trái lại nó thay đổi tính chất, màu sắc và hình dáng tùy theo thời gian, mức độ, tình trạng và diễn tiến bệnh của từng người.
Ví dụ: Bệnh trạng đang diễn tiến thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da thường tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hoặc bóng hơn, bệnh giảm thì nhạt dần.
Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Mụn ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào, khi hết bệnh hoặc cắt bỏ noãn sào thì mụn ruồi đáo vẫn không mất đi.
7/ Thuyết Đồng ứng
Những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết và đáp ứng, tác động lẫn nhau. Dựa trên cơ sở này ta có thể chữa bệnh bằng cách tác động những bộ phận có hình dáng, tính chất tương tự với bộ phận đang có bệnh.
Ví dụ: Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng, bàn tay với ngón cái giơ ra tương tự như trái tim, nhưng bàn tay nắm lại thì lại tương tự như cái đầu. Do đó đó có thể tác động lên sống mũi để ảnh hưởng đến sống lưng và tác động lên bàn tay để hỗ trợ điều trị cho các bệnh về tim hay các chứng đau đầu…Từ đó đưa ra 5 hệ luận:
Hệ luận 1: Thuyết đồng hình tương tụ:
Hệ luận 2: Thuyết đồng tính tương liên:
Hệ luận 3: Thuyết Đồng tự hay Đồng danh:
Hệ luận 4: Thuyết Đồng âm hay Đồng thanh:
Hệ luận 5: Thuyết Đồng chất:
8/ Thuyết Giao thoa
Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ: Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ với cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.
Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.
Ví dụ: Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá nặng.
9/ Thuyết Đồng bộ thống điểm
Khi trong cơ thể có sự bất ổn đang xảy ra tại một cơ quan, một bộ phận nào đó thì ngoài những triệu chứng như cảm giác đau tại chỗ (cục bộ) còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương tự (đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt.
Các chỗ đau với các cảm giác đau hay thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát … cùng với các điểm đau này sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng bệnh chứng đang xảy ra. Điều này cũng có nghĩa là khi bệnh giảm thì số điểm đau và cảm giác đau cũng giảm theo. Hiện tượng này thường thấy ở những bệnh có tiên lượng tốt.
Thật ra, cảm giác đau xuất hiện đồng bộ với bệnh đang xảy ra trong cơ thể chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý. Trên thực tế có nhiều dạng biểu hiện khác thường hay bất thường xuất hiện cùng với bệnh đang có. Đó là những biểu hiện cần lưu ý vì đều có ý nghĩa và giá trị trong việc chẩn đoán và trị liệu.
10/ Thuyết Bất thống điểm
Đây là thuyết bổ sung cho thuyết Đồng bộ Thống Điểm. Khi một cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể có bệnh, thì nơi vùng tương ứng của nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) hoặc ít có cảm giác đau so với điểm bên cạnh. Đặc biệt là những điểm không đau này thường nằm trong vùng đau tương ứng (Phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Trong việc điều trị, đôi khi tác động vào những điểm không đau này lại tốt hơn là tác động vào những điểm không đau.
Số điểm không đau này cũng tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh, nghĩa là khi bệnh giảm thì số điểm không đau cũng giảm theo và cho đến khi hết bệnh thì không còn hiện tượng Bất Thống Điểm nữa.
11/ Thuyết Thái cực
Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý:
Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm)
Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng (Tung) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm.
Thể hiện cho thuyết Thái cực là Đồ Hình Thái Cực (đứng đầu 32 ĐH phản chiếu đang học) :
– Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính (phi Âm phi Dương). Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau.
Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương
– Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương: Dương tụ – Dương hàm Âm: Dương tán
– Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng
12/ Thuyết Phản phục
Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.
Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn (với dụng cụ hay không) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.
Chúng ta nên biết rằng mỗi huyệt đều có một định mức về thời gian, tần số và cường độ kích thích tương ứng với bệnh. Không phải huyệt nào cũng có thể tác động với một thời gian hay số lần như nhau.
13/ Thuyết Đối xứng
Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt:
Trục dọc giữa mặt (Tuyến tung 0)
Trục ngang qua hai con mắt (Tuyến hoành số V)
Trục ngang qua hai lông mày (Tuyến Hoành số IV) Có hai tâm đối xứng quan trọng: Huyệt số 26 (Chính giữa hai lông mày) và huyệt số 19 (Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.
Ví dụ: Huyệt số 106 (phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 (giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.
14/ Thuyết Bình thông nhau
Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, mối quan hệ này bị chi phối bởi luật:
– Tương thông: Người chữa có cảm giác đau giống người bệnh.
– Tương tác: Người chữa cảm nhận được những tác động (hay biến chuyển) của bệnh tình của người bệnh và người bệnh cũng có thể nhận biết sự quan tâm của người chữa.
– Phản hồi: Những hiệu quả của việc trị liệu trên người bệnh cũng có những phản hồi trên người chữa bệnh.
Điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó (nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài, cũng như khi chữa bệnh thì sự quan tâm thực sự đến tình trạng của bệnh nhân là cần thiết.
15/ Thuyết Nước chảy về chỗ trũng
Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền (khí) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.
16/ Thuyết Sinh khắc
Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.
Ví dụ: Huyệt 26 khắc với huyệt số 6 (Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau. Huyệt 34 sinh huyệt 124 (hai huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau).
Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ: Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế (Phổi – sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc Hoả) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủy khắc Hỏa.
>> Xem thêm: Sách Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp – Bùi Quốc Châu
Nguồn: SÁCH DIỆN CHẨN ABC – Tác giả: GSTSKH. Bùi Quốc Châu
Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.