Cách Điều Trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não Bằng Diên Chẩn – LY Tạ Minh

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não và liệt do Viêm Não đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang, hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Trong bài viết này chúng tôi xin được chia sẽ đến quý vị Cách thực hiện Điều trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não Bằng Diên Chẩn Bùi Quốc Châu với phác đồ của thầy LY Tạ Minh.

Phác đồ điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não – lý tạ minh

Hướng dẫn chi tiết:

Giai đoạn một:

– Bấm bộ huyệt: 156 – + , 38 – +, 7 – + , 50, 37, 61 – +, 3 – +, 290 – +, 16 – + , 26, 240, 347 (Có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, và lọc thấp nhẹ ở não).

Cách Điều trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não Bằng Diên Chẩn - Lý Tạ Minh
Cách Điều trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não Bằng Diên Chẩn – Lý Tạ Minh

Cách xác định vị trí các huyệt trong phác đồ trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não:

Huyệt số 156: {D, 11-12} – Giao điểm của đường dọc qua đầu mắt trên tuyến D và bờ cong trên ụ cằm.

Huyệt số 38: {G, 9} – Dọc: trên nếp nhăn mũi má (đường pháp lệnh) – Ngang: ngang điểm giữa của rãnh nhân trung (H.63).

Huyệt số 7: {B, 9} – Trên đường dọc qua mũi – Ngang: Giữa điểm rãnh Nhân trung – Ngay sát dưới huyệt Hòa liêu ( Đại trường kinh ).

Huyệt số 50: {G, 8-9} – Dọc: trên đường dọc qua giữa con ngươi mắt phải (+) – Ngang: ngang chân cánh mũi phải (+).

Huyệt số 37: {G, 8} – Dọc: trên đường dọc qua con ngươi (tuyến G) – Ngang: ngang điểm giữa cánh mũi (tuyến 8).

Huyệt số 61: {D, 7-8} – Tại điểm tận cÙNG của nếp nhăn mũi má (sát dưới bờ xương mũi) tiếp giáp với đầu trên viền mũi.

Huyệt số 3: {G, 7-8} – Dọc: trên đường dọc qua giữa con ngươi – Ngang: ngang qua đầu trên của nếp nhăn mũi má (Huyệt 61).

Huyệt số 290: {B, 7} – Dọc: trên tuyến B – Ngang: ngang huyệt 1.

Huyệt số 16: {P-Q, 5} – Dọc: điểm giữa của đọan biên giữa gối vành tai và da mặt – Ngang: ngang đuôi mắt – Tại nếp nhăn của chân đỉnh vành tai (nơi có động mạch).

Huyệt số 26: {O, 4} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: điểm giữa đoạn nối 2 điểm cao nhất của 2 đầu mày. Lưu ý: tránh lạm dụng thuần đơn huyệt này kẻo bị “mụ” người.

Huyệt số 240: {B, 4} – Giữa huyệt 26 và huyệt 65.

Huyệt số 347: {B, 11-12} – Trên đường dọc qua giữa lỗ mũi ( tuyến B ) – Nằm sát trên bờ cong ụ cằm.

– Kết hợp cào, lăn, hơ ngải cứu vùng phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.

Cách Điều Trị Bị Liệt Do Tai Biến Mạch Máu Não Và Chấn Thương Sọ Não Bằng Diên Chẩn – Lý Tạ Minh

Giai đoạn hai:

– Khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài Phục hồi chính khí để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn.

– Với tại chỗ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.

– Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà bệnh nhân vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể.

– Khi lực chân của bệnh nhân đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hễ bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo Đồ hình phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.

Kỹ thuật:

Day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên. Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu.

Biện luận:

Tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não, các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.

Những điều cần Chú ý:

– Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua, lạnh và các thức gây viêm. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác.

– Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi. Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.

– Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào thần kinh còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào thần kinh là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.

– Trong chấn thương sọ não chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập Vật lý trị liệu. Tuy nhiên Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương. Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống thần kinh. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.

Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.

Trong bài này, tôi lấy ví dụ là bệnh nhân bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.

Lương y Tạ Minh 

>> Xem thêm cách Chữa Tai Biến, Liệt Nửa Người Bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu – Thầy Minh Nguyên (Lược trích báo cáo của học viên Mai Thị Phương).

Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.