Liệt thần kinh 7 điều trị bằng Diện Chẩn không dùng thuốc hoàn toàn cho kết quả mau chóng mà an toàn tuyệt đối. Chúc các bạn thành công!
Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Thực Hành Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà, sẽ giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.
Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.
Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số 7, ở xương đá hoặc tuyến mang tai…
(Khái niệm link nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/liet-day-than-kinh-so-7-liet-mat-co-nguy-hiem-khong)
Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng.
- Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.
- Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.
- Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.
- Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.
- Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.
Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virut, cảm cúm,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Một vài trường hợp khác là do các chấn thương vùng mặt, ở sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,…
Phát Đồ Thực Hiện Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7 – Lương Y Hoàng Chu
Các Huyệt: 103, 106, 34, 312, 130, 131, 64, 38, 28, 29, 79, 215, 16, 96, 9, A, B, CH
Các Bước điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng Diện Chẩn
Diện Chẩn là một phương pháp phòng và điều trị bệnh bằng cách tác động lên các điểm nhạy cảm trên mặt da gọi là Sinh huyệt. Phương pháp này này về mặt hình thức giống như xoa bóp bấm huyệt nhưng sử dụng các dụng cụ chuyên biệt đơn giản nhưng mang lại kết quả nhanh chóng mà không gây hại. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Dùng phác đồ “quân bình năng lượng”. Sau đó dùng cây lăn, lăn bên mặt bị liệt 2 phút.
Bước 2: Chữa miệng bị méo:
Dùng búa đầu cao su gõ nhẹ các Sinh huyệt: 29 – 9 – 38 – 28, gõ mỗi Sinh huyệt 30 giây. Riêng Sinh huyệt A và B trên bàn tay chỉ cần hơ nóng 1 phút cho mỗi Sinh huyệt.
Bước 3: Chữa mắt không nhắm khít lại được:
Dùng đầu gò thủy tinh chấm dầu cù là xoay tròn nhẹ (hoặc day ấn) các Sinh huyệt: 16 – 130 – 131 – 34, xoay 90 vòng, khoảng 1 phút cho mỗi sinh huyệt. Riêng mắt phản chiết trên bàn tay chỉ cần hơ nóng khoảng 1 phút
Bước 4: Chữa tiếng nói không rõ:
Dùng đầu dò thủy tinh chấm dầu cù là xoay tròn nhẹ (hoặc day ấn) các Sinh huyệt: 312 – 64 -79 xoay 90 vòng cho mỗi sinh huyệt. Riêng Sinh huyệt CH ở cổ ngón chân cái day ấn 30 giây rồi hơ nóng 1 phút.
* Chú ý:
a/ Mặt bên nào bị liệt chữa bên đó.
b/ Sinh huyệt 131 nằm ở trong đuôi mắt chỉ cần dây ấn 1 phút
c/ Di chứng để lại sau khi chữa khỏi khiến cơ mắt và miệng luôn luôn giật chữa theo phác đồ nhưng ở bên mặt không bị liệt.
Liệt thần kinh 7 điều trị bằng Diện Chẩn không dùng thuốc hoàn toàn cho kết quả mau chóng mà an toàn tuyệt đối. Chúc các bạn thành công!
Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ:
Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.
Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.
Huyệt số 34: {C-D, 3-4} – Dọc: giữa tuyến dọc D và C – Ngang: sát bờ trên gờ cung mày (cách chân mày khoảng 5mm)
Huyệt số 312: {O, 4-5} – Dọc: ngay dưới huyệt 26 – Ngang: giữa đường ngang nối 2 điểm thấp nhất của 2 đầu mày (dưới huyệt 26 từ 3-5mm TÙY theo bề dày của đầu mày.
Huyệt số 130: { L, 5 }.
Huyệt số 131: {M, 5} – Ngang đuôi mắt, xéo dưới huyệt 100 – Trên tuyến M ( đồ hình nghiêng ) – Trùng huyệt Đồng tử liêu ( Đởm kinh).
Huyệt số 64: {D, 8-9} – Dọc: trên tuyến D – Ngang: điểm thấp nhất ở chân cánh mũi.
Huyệt số 38: {G, 9} – Dọc: trên nếp nhăn mũi má (đường pháp lệnh) – Ngang: ngang điểm giữa của rãnh nhân trung (H.63).
Huyệt số 28: {M, 8-9} – Dọc: trên tuyến M – Ngang: từ huyệt 19.
Huyệt số 79: {P-Q, 7-8} – Trên đường bên giữa mặt trước của dái tai và da mặt – Giữ huyệt TcT.0 và 14.
Huyệt số 215: { LM, 3 }.
Huyệt số 16: {P-Q, 5} – Dọc: điểm giữa của đọan biên giữa gối vành tai và da mặt – Ngang: ngang đuôi mắt – Tại nếp nhăn của chân đỉnh vành tai (nơi có động mạch)
Huyệt số 96: {N, 10} – Dọc: trên đường dọc bờ trước mí tóc mai – Ngang: ngang khóe miệng
Huyệt số 9: {M, 10} – Dọc: trên đường dọc tiếp xúc với bờ ngoài mấu trán của xương gò má (tuyến M) – Ngang: ngang khóe miệng
Lương Y Hoàng Chu
Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.