Hướng Dẫn Bài Tập Xoay Cổ Tay Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn Bài Tập Xoay Cổ Tay Diện Chẩn Bùi Quốc Châu. Đây là một trong những đại giản thuật quan trọng, bài tập thường được dùng và dễ thực hiện nhất, có rất nhiều lợi ích đối với việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe, và hỗ trợ trị liệu các chứng bệnh thông thường.

Với phương châm “Đơn giản hóa để đại chúng hóa”, GS.TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu phát minh ra rất nhiều Đại Giản Thuật – là những kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc tự phòng và điều trị bệnh. Trong đó, Xoay cổ tay là đại giản thuật rất quan trọng, đơn giản và mang nhiều ích lợi to lớn.

Xoay cổ tay giúp lưu thông khí huyết từ đầu đến chân, cho cảm giác ấm nóng khắp cơ thể. Nó cho hình ảnh tương tự như một dòng nước xoáy, mạnh hơn nhiều lần so với một dòng nước chảy, hay giống như việc dùng máy khoan để khoan một lỗ trên gỗ hay bê tông. Theo lý luận căn bản của Đông Y thì việc lưu thông khí huyết mạnh mẽ sẽ làm bệnh tật được tiêu trừ.

Và với thuyết đồng ứng Diện Chẩn, cổ tay đồng ứng với cổ gáy, xoay cổ tay sẽ tác động đến cổ gáy. Mà cổ gáy gồm 7 đốt sống cổ, mỗi đốt lại liên quan đến các cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, xoay cổ tay là phương pháp giúp phòng và điều trị rất nhiều chứng bệnh. (Lưu ý không tập xoay cổ gáy vì sẽ dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ).

Hướng Dẫn Bài Tập Xoay Cổ Tay Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Những Tác Dụng Của Việc Xoay Cổ Tay

Đây là một kỹ thuật giúp lưu thông khí huyết rất nhanh. Thực hành điều đặn hằng ngày sẽ có những tác dụng sau:

  • Điều hòa nhiệt độ, làm lưu thống khí huyết, giúp ấm người ( từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).
  • An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng.
  • Làm hồng hào da mặt.
  • Hỗ trợ tiêu u, tiêu bướu.
  • Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
  • Giảm sưng đau xương khớp, đặt biệt giảm đau mỏi cổ vai gáy và cột sống lưng.
  • Làm mạnh gân cốt.
  • Làm săn chắc da thịt.
  • Hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

Kỹ Thuật Quay Cổ Tay Diện Chẩn

1. Gập ngón tay cái vào lòng bàn tay rồi nắm bàn tay lại. Lúc này bàn tay sẽ đồng ứng với cái đầu, và cổ tay đống ứng với cổ gáy. Không được để ngón tay cái ra ngoài vì lúc ấy bàn tay lại đống ứng với quả tim, việc xoay cổ tay sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.

2. Tư thế tốt nhất để tập xoay cổ tay là tư thế đứng thẳng, 2 tay dơ thẳng lên hơi chếch tạo thành hình chữ V. Khi xoay cảm thấy mỏi thì 2 tay từ từ hạ dần xuống ngang mặt và giảm bớt tốc độ xoay. Khi hết mỏi thì lại đưa tay lên cao tiếp tục xoay. Có thể xoay ở tư thế ngồi hoặc nằm nhưng kết quả sẽ chậm hơn là tư thế đứng, lưu ý ở bất kì tư thế nào cũng nên để cẳng tay thẳng lên trời để đồng ứng với thân người.

3. Xoay 2 cổ tay liên tục từ 3-5 phút. Xoay theo chiều bất kì mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. 2 tay sẽ tự động xoay theo chiều ngược nhau để cơ thể tự cân bằng Âm-Dương, đây là cơ chế tự động của cơ thể. Xoay với tốc độ nhanh nhất có thể duy trì được. Trong 1 lần tập chỉ được xoay theo 1 chiều duy nhất, không được xoay theo chiều ngược lại vì sẽ làm mất tác dụng của việc xoay cổ tay.

Một ngày có thể tập 3-4 lần.

Hướng Dẫn Bài Tập Xoay Cổ Tay Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Quay Cổ Tay mang tính Âm và Dương

Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:

– Bàn tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, bàn tay xoay chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.

– Khi quay cùng lúc cả 2 bàn tay với bàn tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người.Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.

– Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.

Lưu ý Gì Khi Xoay Cổ Tay Diện Chẩn

👉 Để đạt được kết quả tốt khi tập cần có sự tập trung, theo nguyên lý Ý dẫn khí dẫn huyết dẫn lực. Nếu tập để lưu thông khí huyết toàn thân thì tập trung chú ý vào động tác. Còn nếu hỗ trợ trị liệu bộ phận nào thì chú ý vào bộ phận đó. Sau mỗi buổi tập mà có cảm thấy ấm nóng một số vùng trong người hoặc ấm nóng toàn thân, toát mồ hôi, thì đó là dấu hiệu tốt.

👉 Tư thế quay: đi, đứng, nằm ngồi điều được. Miễn là tư thế đó hợp, thoải mái, cho kết quả tốt nhất đối với người bệnh là quay, không cần cố gắng nhiều.

👉 Quay đến khi nào mỏi tay thì dừng, hết mỏi thì quay lại, ngày tập 4 -5 lần vẫn được.

👉 Quay mà nóng người quá thì dừng, sau khi cơ thể ổn định thì lại quay tiếp.

👉 Quay mà có cảm giác nóng người và thoải mái (không khó chịu) là được. Nếu khó chịu hoặc mệt thì quay chiều ngược lại. Quay chiều ngược lại mà không kết quả thì chuyển qua giản thuật khác.

Nguồn: GSTSKH Bùi Quốc Châu + Trích theo sách: Cẩm Nang Diện Chẩn – Phương pháp đơn giản áp dụng tại gia của nhà xuất bản hồng đức.

Kính tri ân GS TSKH Bùi Quốc Châu về công trình phát minh vĩ đại của Thầy.

Tổng hợp & biên soạn: Tự Học Diện Chẩn