Cách Thực Hành Chữa Hội Chứng Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn – Phác Đồ Lương Y Hoàng Chu

Tiền mãn kinh là giai đoạn người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về sức khỏe sinh sản, các nội tiết tố thay đổi dẫn đến sức khỏe thay đổi. Diện Chẩn sẽ đồng hành cùng bạn giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.

Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Xử Lý Hội Chứng Tiền Mãn Kinh Ở Phụ Nữ Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà, sẽ giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.

Cách Thực Hành Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn - Lương Y Hoàng Chu
Minh họa hội chứng Tiền Mãn Kinh Ở phụ nữ ảnh: istockphoto.com

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (Perimenopause) là thuật ngữ y học chỉ giai đoạn xảy ra từ khi hoạt động của buồng trứng giảm và xuất hiện những biểu hiện lâm sàng đầu tiên của mãn kinh đến khi mãn kinh hoàn toàn, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ có thể sinh đẻ.

Phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở các độ tuổi khác nhau. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu tiến triển của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như kinh nguyệt không đều, đôi khi ở độ tuổi 40. Nhưng một số phụ nữ nhận thấy những thay đổi ngay từ giữa độ tuổi 30.

Mức độ estrogen – nội tiết tố nữ – trong cơ thể bạn tăng giảm không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể kéo dài hoặc rút ngắn, và bạn có thể bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt mà buồng trứng không giải phóng trứng (rụng trứng). Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo. (Theo mayoclinic.org).

Triệu chứng của tiền mãn kinh

Trong suốt quá trình chuyển đổi mãn kinh, bạn có thể gặp phải:

  • Kinh nguyệt không đều và thay đổi liên tục.
  • Bốc hỏa và các vấn đề về giấc ngủ. 
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, cáu kỉnh hoặc tăng nguy cơ trầm cảm có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh. 
  • Các vấn đề về âm đạo và bàng quang: Khi nồng độ estrogen giảm cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo. 
  • Giảm khả năng sinh sản.
  • Thay đổi chức năng tình dục: hưng phấn và ham muốn tình dục có thể thay đổi. 
  • Làm tăng nguy cơ loãng xương khiến xương dễ gãy.
  • Thay đổi mức cholesteroL: tăng (LDL) – cholesterol “xấu” và giảm (HDL) – cholesterol “tốt”.

Phác Đồ Huyệt Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

Các huyệt: 300, 106, 103, 65+-, 8, 63, 7+, 127, T+-, Tr+-, X, A, C, P, P, F, H

Cách Thực Hành Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn - Lương Y Hoàng Chu
Cách Thực Hành Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

Cách Thực Hiện Chữa Tiền Mãn Kinh:

Phụ nữ từ 45 tuổi đến 55 tuổi (chiếm 85%) bị chứng này. Biểu hiện trên lâm sàng: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, có những cơn “bốc hỏa”, thay đổi tình hình dẫn đến sự suy nhược cơ thể. Cần chú ý người bị chứng ngày đôi khi huyết áp tăng đột biến (từ bình thường bỗng tăng, uống thuốc hạ huyết áp càng không giảm).

Cách chữa:

Bước 1: Thoa dầu cù là cho nóng cột sống lưng rồi dùng ngải cứu (hoặc nhang hoặc hương) hơ nóng các vùng sinh huyệt X + A + C + P+P + F (chẩm gáy), H (đỉnh đầu) => mỗi sinh huyệt 1 phút (có thể chữa lặp lại động tác này đến lần 2).

Bước 2: Thoa dầu cù là rồi hơ nóng 3 rãnh trên đỉnh nắm tay khoảng 2 phút (chú ý rãnh giữa hơ nhiều hơn)

Bước 3: Dùng đầu que dò nhỏ (hoặc đầu bút bi đã hết mực) ấn mạnh các sinh huyệt: A, B, C đầu 2 ngón tay giữa mỗi sinh huyệt 01 giây (xem cách ấn stress trang 22).

Bước 4: Dùng búa cao su gõ nhẹ các sinh huyệt: 103, 106, 65+-, 8, 63, 7+, 127 => gõ 60 giây cho mỗi sinh huyệt.

Bước 5: Dùng đầu dò cây dò day chấm dầu cù là chà 2 bên sống mũi (vùng gạch chéo) rồi Day nhẹ các sinh huyệt: Tr+- (2 đuôi mắt), T+- (2 bên trán) => day mỗi sinh huyệt 90 vòng.

Bước 6: Hơ nóng 30 giây cho các sinh huyệt: A+– (2 Bên mắt cá nhân – xem hình bên dưới) và các huyệt 103, 106.

Cách Thực Hành Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn - Lương Y Hoàng Chu
Cách Thực Hành Chữa Tiền Mãn Kinh Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

*Chú ý:

– Nếu bệnh nhân bị suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, ngày có thể chữa 2 lần.

– Bệnh nhân không được tắm đêm, không ăn uống các đồ lạnh, chua.

Lương Y Hoàng Chu

Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ:

Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.

Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.

Huyệt số 65: {C, 4} – Ngay tại điểm cao nhất của đầu mày.

Huyệt số 8: {O, 5} – Dọc: điểm giữa hai đồng tử (con ngươi) – Ngang: chỗ hõm nhất của sống mũi (Sơn Căn).

Huyệt số 63: {O, 9} – Điểm giữa rãnh nhân trung.

Huyệt số 7: {B, 9} – Trên đường dọc qua mũi – Ngang: Giữa điểm rãnh Nhân trung – Ngay sát dưới huyệt Hòa liêu ( Đại trường kinh ).

Huyệt số 127: {O, 11-12} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: chỗ lõm nhất giữa vành môi dưới và ụ cằm

Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.