Cách Xử Lý Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý … khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian. Suyễn hàn trở nặng khi thời tiết thay đổi nhất là trời lạnh.

Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Xử Lý Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà.

Bệnh Suyễn là gì?

Suyễn là bệnh ảnh hưởng tới phổi của quý vị. Nó là một trong những bệnh kéo dài phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị suyễn. Suyễn làm cho thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm. Nếu quý vị bị suyễn thì sẽ bị hoài hoài nhưng chỉ lên cơn suyễn khi có gì khó chịu ở phổi.

Chúng ta không biết được tất cả những thứ có thể gây ra bệnh hen suyễn, nhưng chúng ta biết rằng các yếu tố di truyền, môi trường và nghề nghiệp có liên quan đến bệnh hen suyễn.

Nếu có người trong gia đình quý vị bị hen suyễn thì quý vị cũng có nhiều khả năng sẽ bị hen suyễn. “Phản ứng đặc dị”, xu hướng di truyền phát triển bệnh dị ứng, có thể đóng vai trò lớn trong việc phát triển bệnh hen suyễn dị ứng.

Cách Xử Lý Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn - Lương Y Hoàng Chu
Minh họa Hen Suyễn ảnh: istockphoto.com

Tuy nhiên, không phải tất cả thể hen suyễn đều là hen suyễn dị ứng.Tiếp xúc với những thứ trong môi trường, như nấm mốc hoặc ẩm ướt, một số chất gây dị ứng như mạt bụi và khói thuốc lá có liên quan đến bệnh hen suyễn. Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng có thể dẫn đến hen suyễn.

Hen suyễn do nghề nghiệp xảy ra khi một người không bao giờ bị hen suyễn phát triển bệnh này vì người đó tiếp xúc với một thứ gì đó tại nơi làm việc. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng với thứ gì đó tại nơi làm việc như nấm mốc hoặc nếu bạn tiếp xúc với các chất kích thích như bụi gỗ hoặc hóa chất nhiều lần tại nơi làm việc ở cấp độ thấp hơn hoặc tất cả cùng một lúc ở cấp độ cao hơn. (theo cdc.gov).

Nguyên Nhân Của Suyễn

Một số các nguyên nhân gây suyễn phổ biến nhất là:

  • Khói Thuốc Lá
  • Mạt Bụi
  • Ô Nhiễm Không Khí Ngoài Trời
  • Dị Ứng với Gián
  • Thú Nuôi
  • Nấm Mốc
  • Nấm Mốc
  • Các Nguyên Nhân Khác như: Nhiễm trùng do cảm cúm (flu), cảm lạnh, và siêu vi hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus, hay RSV) có thể gây cơn suyễn

Phác Đồ Huyệt Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

Bộ huyệt: 300, 106, 103, 65+-, 8, 565+-, 61+-, 3+-, 14+-, 275, 19

Phác Đồ Huyệt Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn - Lương Y Hoàng Chu
Phác Đồ Huyệt Hen Suyễn Hàn Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu

Cách Thực Hiện Chữa Suyễn Hàn:

Bước 1: Dùng phác đồ QUÂN BÌNH NĂNG LƯỢNG.

Bước 2: Thoa đầu cù là vào các sinh huyệt: Th (thận trên sống lưng) và tam giác phổi B.P.P (trên lưng) rồi hơi nóng mỗi sinh huyệt 30 giây.

Bước 3: Dùng que dò cây dò day chấm dầu cù là Day (hoặc day ấn) các sinh huyệt: 65+-, 8 (phế quản) và 565+-, 3+-, 61+- (phổi), 14 +-, 275+- => mỗi sinh huyệt 30 giây.

Bước 4: Dùng ngải cứu (nhang – hương) hơ nóng mỗi sinh huyệt vừa Day 30 giây.

*Chú ý:

a/ Bệnh nhân thường xuyên uống thuốc hoặc dùng thuốc xịt phải bỏ dần thuốc để đi đến bỏ thuốc.

b/ Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được ăn và uống các thứ cam, chanh, dừa, đá, cà bát, cà tím, cà pháo, sữa hộp có đường, cải bẹ xanh, măng, tương, chao, các loại mắm.

c/ Ngày có thể chữa 2 lần (sáng và tối)

Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ suyễn:

Huyệt số 300: {E, 1} – Dọc: trên tuyến E – Ngang: trên tuyến 1.

Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.

Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.

Huyệt số 65: {C, 4} – Ngay tại điểm cao nhất của đầu mày

Huyệt số 8: {O, 5} – Dọc: điểm giữa hai đồng tử (con ngươi) – Ngang: chỗ hõm nhất của sống mũi (Sơn Căn)

Huyệt số 565: { D, 6 }.

Huyệt số 61: {D, 7-8} – Tại điểm tận cÙNG của nếp nhăn mũi má (sát dưới bờ xương mũi) tiếp giáp với đầu trên viền mũi.

Huyệt số 3: {G,7-8} – Dọc: trên đường dọc qua giữa con ngươi – Ngang: ngang qua đầu trên của nếp nhăn mũi má (Huyệt 61).

Huyệt số 14: 14 {P-Q,8-9} – Nơi tiếp giáp giữa bờ dưới dái tai và da góc hàm.

Huyệt số 19: {O, 8-9} – Điểm cao nhất của nhân trung, nơi giáp với mũi.

Lương Y Hoàng Chu

Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.