Cách Xử Lý Ngất Xỉu, Kinh Phong (Syncope, Epilepsy) Bằng Diện Chẩn

Ngất xỉu là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, xảy ra khi người bệnh bị mất ý thức do bộ não không nhận đủ oxy. Người bị ngất sẽ tự hồi phục sau khi não hồi phục hoàn toàn, mặc dù không nghiêm trọng nhưng người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ngất xỉu để đề phòng các vấn đề bệnh lý khác.

Ngất Xỉu là gì?

Theo Wikipedia. Ngất là một mất ý thức thoáng qua tự giới hạn do suy yếu lưu lượng máu não toàn bộ cấp tính. Khởi phát nhanh chóng, thời gian ngắn, phục hồi tự động và đầy đủ. Các nguyên nhân khác của mất ý thức thoáng qua cần được phân biệt với ngất; bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch nền đốt sống, thiếu oxy máu và hạ đường huyết. Một tiền ngất (báo trước ngất) là phổ biến, mặc dù mất ý thức có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng báo trước. Các triệu chứng tiền ngất điển hình bao gồm chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu, yếu, mệt mỏi, và rối loạn thị giác và thính giác. Nguyên nhân của ngất có thể được chia thành ba loại chung: (1) ngất qua trung gian thần kinh (còn gọi là ngất do phản xạ hoặc vận mạch), (2) hạ huyết áp thế đứng và (3) ngất tim.

Kinh Phong là gì?

Theo Wikipedia. Giật Kinh phong ha còn gọi Động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ. Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn động kinh thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát, và không có nguyên nhân tiềm ẩn ngay lập tức trong khi cơn co giật xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh.

Người nào có nguy cơ bị ngất xỉu?

  • Hiến máu khi chưa ăn
  • Đứng quá lâu hoặc nằm quá lâu rồi đứng dậy đột ngột
  • Người bệnh đang mắc bệnh lý về tim hoặc các bệnh khác
  • Thần kinh căng thẳng
  • Bị huyết áp thấp mãn tính

Người nào có nguy cơ bệnh Kinh phong (Động kinh)

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh:

  • Bệnh thường xãy ra ở trẻ em và người lớn tuổi.
  • Do tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh.
  • Chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ mắc kinh phong.
  • Đột quỵ và các bệnh khác của mạch máu (mạch máu) có thể gây động kinh.
  • Sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.
  • Nhiễm trùng não, viêm màng não hoặc tủy sống.

Cách Xử Lý Ngất Xỉu, Kinh Phong (Syncope, Epilepsy) Bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Bấm mạnh huyệt số 19 cho đến lúc bệnh nhân biết đau và tỉnh dậy. Nếu chưa tỉnh, ấn thêm huyệt số 127 và huyệt số 0, đồng thời xoa nóng vành tai bằng dầu cù là. Có thể dùng điếu ngải cứu hay thuốc lá hơ nóng huyệt số 0 và vùng mang tai (đặc biệt trị thoát dương: ngất xỉu, ra mồ hôi lạnh dầm dề).

Lưu ý: Huyệt 19 còn có tác dụng trị mắc cổ xương, hộ trái cây (cũng làm như trên). Bộ huyệt trên còn có tác dụng chống: Sốc thuốc, dịch truyền.

Cách Xử Lý Ngất Xỉu, Kinh Phong (Syncope, Epilepsy) Bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
Cách Xử Lý Ngất Xỉu, Kinh Phong (Syncope, Epilepsy) Bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

TREATMENT

Press point 19 for a while until the patient becomes conscious. If patient not yet conscious, press point 127 and point 0 at the same time, rub ears with some balm. Besides we can heat up point 0 and striped zone on this figure to get good result more quickly.

Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.

Một phần bài viết được tham khảo tại: vinmec.com, vi.wikipedia.org