Đau dây thần kinh số 5 làm da vùng mặt đau nhức và buốt chỉ cần gió nhẹ thổi qua cũng làm đau nhức đến tận óc. Bệnh nặng thường gây ra những cơn co giật nhanh vài giây. Đau dây thần kinh số 5 cũng là một loại cơn đau đặc thù, thường xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn. Đây là một bệnh hiếm gặp nên không nhiều người hiểu rõ về nó cũng như phương pháp chữa.
Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Thực Hành Chữa Đau Dây Thần Kinh Số 5 Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà, sẽ giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.
Đau dây thần kinh số 5 là gì?
Dây thần kinh số 5 hay còn được biết đến với những tên gọi khác như dây thần kinh tam thoa, dây thần kinh sinh ba được biết đến là một trong những dây thần kinh quan trọng ở vùng mặt. Theo đó, dây thần kinh số V được chia thành 3 nhánh: hàm trên, hàm dưới và nhánh mắt. Các nhánh thần kinh này đảm nhận vai trò dẫn truyền cảm giác của vùng mặt, quanh miệng, răng cho đến não. Ngoài ra, việc tạo nước mắt hay nước bọt và điều khiển cơ nhai cũng là nhiệm vụ của dây thần kinh số 5.
Đau dây thần kinh số 5 là một dạng cơn đau đặc thù, thường xuất hiện một cách đột ngột nhưng rất nặng ở nửa bên mặt, tuy nhiên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (không quá 1 phút). Cơn đau có thể là tự phát hoặc xuất phát từ điểm cò súng (trigger spot) – là điểm khi bị kích thích.
Hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh số 5 đều là đau một bên, chỉ có số ít là đau cả 2 bên, chiếm tỷ lệ 3 – 6% . Trường hợp đau dây thần kinh số V cả 2 bên không xuất hiện từ đầu mà sau một thời gian dài đau một bên thì mới xuất hiện cơn đau ở bên còn lại. Theo nghiên cứu có đến hơn 70% các trường hợp đau dây thần kinh số 5 rơi vào người già (thường là người trên 70 tuổi).
Nguyên nhân đau dây thần kinh số 5
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính thức gây ra tình trạng đau dây thần kinh số V. Tuy nhiên, dựa vào triệu chứng đặc hiệu của bệnh mà các nhà nghiên cứu xác định nguyên nhân như sau:
- Do mạch máu chèn ép: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dây thần kinh số V, chúng chiếm đến 60% các trường hợp do sự chèn ép của các mạch máu đối với dây thần kinh số V tại gốc của dây thần kinh, thường gặp nhất là động mạch tiểu não trên (superior cerebellar artery). Tuy nhiên, nguyên nhân khiến mạch máu chèn ép lên dây thần kinh tam thoa khi về già vẫn chưa được lý giải.
- Do các khối u chèn ép: Một hoặc nhiều nhánh của dây thần kinh số 5 có thể bị chèn ép và ảnh hưởng do các khối u nằm ở vùng lân cận của góc cầu – tiểu não hoặc tại vùng góc cầu – tiểu não như: u nang thượng bì, (epidermoid cyst), u ác tính di căn (carcinoma), u màng não (meningioma), túi phình động mạch (aneurysm),…
- Do virus: Hiện nay đã có nghiên cứu chỉ ra rằng đau dây thần kinh số V đặc hiệu (ticdouloureux) là do một loại nhiễm trùng virus âm ỉ tại các nhánh dây thần kinh sọ ngoại biên hoặc tại hạch Gasser gây nên.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì nguyên do đau dây thần kinh số V còn có thể do bị chấn thương, ví dụ như các thủ thuật can thiệp nhỏ tại vùng mặt (như nhổ răng) hoặc chấn thương nặng như gãy xương nền sọ cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau dây thần kinh số V.
(Khái niệm và nguyên nhân nguồn vinmec.com bạn có thể xem thêm bài viết để hiểu hơn về đau dây thần kinh số 5 tại link: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/vi-sao-ban-dau-day-kinh-so-5)
Triệu chứng đau dây thần kinh số 5
– Khi bị mắc bệnh lý dây thần kinh số 5 có thể làm giảm khả năng vận nhãn, chức năng đồng tử hoặc cả hai. Có những biểu hiện sụp mi, không liếc trong, liếc trên hoặc liếc xuống được. Mắt có thể bị lệch ra ngoài và xuống dưới khi nhìn thẳng.
– Đau nhức nửa bên mặt. Cơn đau có thể xuất hiện khi bị kích thích nhẹ lên mặt như đánh răng, cạo râu, nhai thức ăn, trang điểm… Cảm giác giống như bị điện giật hoặc bị vật nhọn đâm vào mặt. Khởi phát bằng những cơn đau ngắn, nhẹ, theo thời gian, cơn đau dữ dội, kéo dài và thường xuyên hơn. Đau xuất hiện ở một bên mặt rồi lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên, các răng trên và/hoặc lan xuống phần dưới của xương gò má, môi và xương hàm dưới. Khu vực trán và ổ mắt ít gặp hơn. Hầu hết những người gặp tình trạng này đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ: cơn đau đến và đi trong nhiều ngày hoặc vài tuần, sau đó giảm dần. Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
(Triệu chứng đau dây thần kinh số 5 nguồn: hoiquandienchanbqc.com)
Phát Đồ Thực Hiện Chữa Đau Dây Thần Kinh Số 5 – Lương Y Hoàng Chu
Các Huyệt: 126, 103, 106, 3, 61, 156, 28, 5
Các Bước điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng Diện Chẩn
Bước 1: dùng cây cào, cào hết vùng da đầu khoảng vài phút.
Bước 2: Dùng cây lăn, lăn hết vùng trán khoảng 2 phút, rồi dùng búa đầu cao su gõ nhe các sinh huyệt: 126, 103, 106 –> mỗi sinh huyệt 1 phút (có thể hơ nóng thay gõ).
Bước 3: dùng que thủy tinh chấm dầu cù là, chấm nhẹ các sinh huyệt, 5+-, 61+-, 3+-, 28+-, 156+- => mỗi sinh huyệt 1 phút.
Bước 4: hơ nóng tất cả các sinh huyệt trên mặt => hơ khoảng 30s cho mỗi sinh huyệt.
Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ:
Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.
Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.
Huyệt số 126: {O, 0} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: sát mí tóc trán – Đối xứng với huyện 173 qua huyệt 26
Huyệt số 3: {G,7-8} – Dọc: trên đường dọc qua giữa con ngươi – Ngang: ngang qua đầu trên của nếp nhăn mũi má (Huyệt 61)
Huyệt số 156: {D, 11-12} – Giao điểm của đường dọc qua đầu mắt trên tuyến D và bờ cong trên ụ cằm
Huyệt số 28: {M, 8-9} – Dọc: trên tuyến M – Ngang: từ huyệt 19
Huyệt số 5: {D, 8} – Dọc: trên tuyến D – Ngang: tại điểm giữa cánh mũi
Lương Y Hoàng Chu
Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.