Hiện tượng nấc này do “Cục” khí lạnh từ chấn thủy (mỏ ác) lên cổ và ngược lại gây nên chứng nấc liên tục.
Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Thực Hành Chữa Nấc Cụt Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà, sẽ giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.
Phác Đồ Chữa Chảy Chữa Nấc Cụt Bằng Diện Chẩn – Lương Y Hoàng Chu
Các huyệt: 103, 106, 312, 14 +-, 275+-, 19
Cách bước chữa Nấc Cụt Bằng Diện Chẩn:
Bước 1: Dùng búa đầu cao su gõ nhẹ các Sinh huyệt 103, 106, 312, 14 +-, 275+- (gõ 30 giây cho mỗi Sinh huyệt). Có thể dùng đầu dò cây dò day châm dầu cù là Day nhẹ các Sinh huyệt này => Day mỗi SH 90 vòng.
Bước 2: Dùng đầu dò cây dò day hoặc đầu ngón tay trỏ ấn mạnh Sinh huyệt 9 khoảng 10 giây.
Bước 3: Nấc cụt do cảm cấp tính: Hiện tượng nấc này do “Cục” khí lạnh từ chấn thủy (mỏ ác) lên cổ và ngược lại gây nên chứng nấc liên tục.
Cách chữa:
a/ Giải cảm (Theo phác đồ trang 16)
b/ Thoa dầu cù là vào rốn và chấn thủy rồi hơ nóng 2 vùng ngày – hơ mỗi vùng 1 phút.
c/ Hơ xong cũng dùng đầu dò cây dò day hoặc ngón tay trỏ ấn mạnh Sinh huyệt 19.
*Chú ý:
– Có thể chữa lặp lại lần 2 sau khi chữa xong lần thứ nhất.
– Phác đồ này chữa hóc (mắc cổ) xương cá, hạt nhãn… rất hay.
Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ:
Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.
Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.
Huyệt số 312: {O, 4-5} – Dọc: ngay dưới huyệt 26 – Ngang: giữa đường ngang nối 2 điểm thấp nhất của 2 đầu mày (dưới huyệt 26 từ 3-5mm TÙY theo bề dày của đầu mày
Huyệt số 14: {P-Q,8-9} – Nơi tiếp giáp giữa bờ dưới dái tai và da góc hàm
Huyệt số 275: {P, 8-9} – Dọc: trên tuyến dọc P (đồ hình nghiêng) – Ngang: ngang dái tai
Huyệt số 19: {O, 8-9} – Điểm cao nhất của nhân trung, nơi giáp với mũi
Lương Y Hoàng Chu
Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.