Bế kinh gây đau đầu triền kiên. Bế kinh kéo dài làm suy nhược cơ thể. Da mặt xạm đen, đầy mụn do uống nhiều thuốc.
Vậy với phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của GS.TSKH Bùi Quốc Châu khắc phục tình trạng này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Cách Thực Hành Chữa Bế Kinh Bằng Diện Chẩn theo Phác Đồ Của Lương Y Hoàng Chu đơn giản mà vô cùng hiệu quả ngay tại nhà, sẽ giúp bạn khỏe hơn, tự tin hơn.
Bế kinh là gì?
Trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu gây nên làm cho máu kinh không thể ra ngoài gọi là bế kinh. Có thể gặp trong những trường hợp:
- Bế kinh do màng trinh không thủng: là những trường hợp bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng vì màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thoát ra ngoài được.
- Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: Trong âm đạo có xuất hiện vách ngăn ngang hoặc âm đạo không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.
- Bế kinh do không có âm đạo: do bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng, không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung.
Bế kinh gây ra hiện tượng đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài từ 3- 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần đau sau mức độ sẽ tăng hơn lần đau trước, năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại. Trong trường hợp bế kinh do màng trinh không thủng thì sẽ thấy nặng, căng tức ở âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím. Huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung, rồi tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung gây ra vô sinh. Huyết kinh ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ ra và sẽ gây viêm ổ bụng.
(Theo nguồn: vinmec.com xem thêm với link: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-bieu-hien-cua-kinh-nguyet-bat-thuong/)
Phát Đồ Thực Hiện Chữa Bế Kinh – Lương Y Hoàng Chu
Bộ Huyệt: 300, 103, 106, 65+-, 98+-, 8, 1, 178+-, 63, 7+-, 127, Tr+-
Cách Thực Hành Chữa Bế Kinh:
Bước 1: Dùng phác đồ QUÂN BÌNH NĂNG LƯỢNG click vào xem.
Bước 2: Dùng cây dò cây dò day chấm dầu cù là chà nhẹ khoảng 2 phút phía trên lông mày từ Sinh huyệt 65+- đến Sinh huyệt Tr, từ Sinh huyệt 8 xuống 2 cánh mũi theo chiều mũi tên.
Bước 3: Dùng đầu dò cây dò day chấm dàu cù là Day nhẹ các Sinh huyệt: 65+-, 98+-, Tr+-, 1, 178+-, 63, 7+-, 127 => day mỗi sinh huyệt 90 vòng (Khoảng 1 phút). Riêng Sinh huyệt Tr (ở 2 nắm tay và cuối chân mày) hơ nóng khoảng 1 phút cho mỗi sinh huyệt, sinh huyệt 19 chỉ cần ấn mạnh 1 phút.
*Chú ý: Không ăn chua và nước đá.
Cách xác định vị trí các huyệt có trong phác đồ:
Huyệt số 103: {O, 2} – Ngay chính giữa trán – Giao điểm giữa tuyến dọc O và tuyến ngang 2.
Huyệt số 106: {O, 3} – Nằm giữa huyệt 103 và huyệt 26.
Huyệt số 300: {E, 1} – Dọc: trên tuyến E – Ngang: trên tuyến 1
Huyệt số 127: {O, 11-12} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: chỗ lõm nhất giữa vành môi dưới và ụ cằm.
Huyệt số 63: {O, 9} – Điểm giữa rãnh nhân trung.
Huyệt số 65: {C, 4} – Ngay tại điểm cao nhất của đầu mày
Huyệt số 1: {0,7} – Dọc: trên đường dọc giữa mũi. – Ngang: trên tuyến 7 (đường nối 2 huyệt số 0).
Huyệt số 8: {O, 5} – Dọc: điểm giữa hai đồng tử (con ngươi) – Ngang: chỗ hõm nhất của sống mũi (Sơn Căn).
Huyệt số 7: {B, 9} – Trên đường dọc qua mũi – Ngang: Giữa điểm rãnh Nhân trung – Ngay sát dưới huyệt Hòa liêu ( Đại trường kinh ).
Huyệt Tr: ở 2 nắm tay và cuối chân mày
Lương Y Hoàng Chu
Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.