Chữa (Đại Tiện) Tiêu Ra Máu Bằng Diện Chẩn – Lý Tạ Minh

Sáng lập phác đồ: Lương Y Tạ Minh

Tiêu ra máu có nhiều nguyên nhân. Cần xác định rõ nguyên nhân để có phác đồ chính xác. Dựa trên màu sắc phân, ta có thể phân biệt được nguyên nhân đến từ đâu.

– Phân đen: tổn thương vùng dạ dày hoặc ruột non

– Ra máu bầm: tổn thương vùng đại tràng

– Ra máu tươi: tổn thương vùng đại tràng xuống đến vùng hậu môn. Có thể do viêm cấp, do u nhọt bị vỡ hoặc do loét, do trĩ.

Thường trĩ là do gốc hàn. Do đó, để trị triệt để cần điều chỉnh tổng trạng bằng cách thay đổi ăn uống, sinh hoạt, tăng dương cho cơ thể để cân bằng âm dương.

(Đại Tiện) Tiêu Ra Máu là gì?

Đi tiêu hay đại tiện có máu là là tình trạng đi cầu ra máu, biểu hiện của máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường: vết máu trên giấy vệ sinh sau khi lau, trên bề mặt hoặc lẫn vào phân,… Trong một số trường hợp, phân có máu sẽ có màu đen, bầm trông giống như màu của bã cà phê hơn là có màu đỏ của máu.

Đi ngoài ra máu cũng có thể là biểu hiện của chứng táo bón bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày, ung thư, trĩ, viêm cấp, do u nhọt bị vở…

11 Nguyên nhân gây đi tiêu ra máu

Bệnh trĩ.

Rò ống tiêu hóa.

Các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách.

Viêm túi thừa (được gọi là đại tràng sigma).

Viêm đại tràng trực tràng.

Viêm dạ dày ruột.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Sa trực tràng.

Polyp: nếu xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Xuất huyết tiêu hóa.

Phác đồ chữa Tiêu Ra Máu Bằng Diện Chẩn – Lương Y Tạ Minh

Bộ huyệt: 26, 61, 38, 156, 16, 0

Phác đồ chữa Tiêu Ra Máu Bằng Diện Chẩn - Lương Y Tạ Minh
Phác đồ chữa Tiêu Ra Máu Bằng Diện Chẩn – Lương Y Tạ Minh

Cách xác định vị trí các huyệt trong phác đồ chữa Tiêu Ra Máu Bằng Diện Chẩn – Lương Y Tạ Minh:

Huyệt số 26: {O, 4} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: điểm giữa đoạn nối 2 điểm cao nhất của 2 đầu mày. Lưu ý: tránh lạm dụng thuần đơn huyệt này kẻo bị “mụ” người.

Huyệt số 61: {D, 7-8} – Tại điểm tận cÙNG của nếp nhăn mũi má (sát dưới bờ xương mũi) tiếp giáp với đầu trên viền mũi.

Huyệt số 38: {G, 9} – Dọc: trên nếp nhăn mũi má (đường pháp lệnh) – Ngang: ngang điểm giữa của rãnh nhân trung (H.63).

Huyệt số 156: {D, 11-12} – Giao điểm của đường dọc qua đầu mắt trên tuyến D và bờ cong trên ụ cằm.

Huyệt số 16: {P-Q, 5} – Dọc: điểm giữa của đọan biên giữa gối vành tai và da mặt – Ngang: ngang đuôi mắt – Tại nếp nhăn của chân đỉnh vành tai (nơi có động mạch).

Huyệt số 0: {P-Q, 7} – Dọc: trên đường biên giữa bình tai và da mặt. – Ngang: ngang đỉnh dưới của khuyết dưới bình tai.

Huyệt số 39: {E-G, 8} – Giao điểm của nếp nhăn mũi má và đường ngang chân cánh mũi.

Huyệt số 127: {O, 11-12} – Dọc: trên tuyến O – Ngang: chỗ lõm nhất giữa vành môi dưới và ụ cằm.

Huyệt số 143: Dọc: trên tuyến O – Ngang: ngang bờ trên của hai lỗ mũi (mặt ngước lên).

Huyệt số 22: {O, 11-12} – Nơi nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn từ huyệt 127 đến huyệt 87

Huyệt số 120: { E-a, 8 }

Huyệt số 121: { DE-a, 8-9 }

Cách Thực Hiện:

Day ấn các huyệt của phác đồ chung ở trên + huyệt phản chiếu bộ phận tổn thương.

+ Phân đen: tổn thương vùng dạ dày hoặc ruột non (day ấn huyệt số 120, huyệt số 121, huyệt số 39).

+ Ra máu bầm: tổn thương vùng đại tràng (day ấn huyệt số 236, huyệt số 127, huyệt số 22).

+ Ra máu tươi: tổn thương vùng đại tràng xuống đến vùng hậu môn (day ấn huyệt số 38, huyệt số 143).

Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Sư Tổ của Diện Chẩn Việt Y Đạo, quả thật, đúng như câu Tâm Ngôn Thầy đã viết “CÁI ĐƠN GIẢN LÀ CÁI VĨ ĐẠI”, nếu chúng ta chú ý chìm sâu vào, sẽ khám phá ra rất nhiều giá trị to lớn, từ trong những điều giản dị.